Assembly là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ Assembly từ A – Z

 Assembly là gì? Chắc hẳn, đây là ngôn ngữ không còn xa lạ với các nhà lập trình. Tuy nhiên, với những người chưa hiểu rõ về công nghệ thông tin, Assembly vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Assembly từ A - Z nhé. 

Assembly là gì?

Vậy Assembly là gì? Hiểu một cách đơn giản, Assembly là một ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, đây là loại ngôn ngữ lập trình cấp thấp, được sử dụng cho các bộ vi xử lý hoặc các thiết bị có lập trình. Để tạo ra ngôn ngữ Assembly, các coder sẽ sử dụng cách biên dịch mã nguồn từ một ngôn ngữ lập trình cấp cao hơn. Trong đó, ngôn ngữ C và C++ thường được lựa chọn sử dụng. 

Assembly có thể được sử dụng để điều chỉnh một chương trình trong một vài trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như khi một lập trình viên sử dụng ngôn ngữ Assembly, lập trình viên đó có thể viết một quy trình cụ thể, đảm bảo quy trình hoạt động ổn định và hiệu quả. 

Các thành phần của Assembly

Assembly là một ngôn ngữ lập trình cấp thấp. Vì thế, thành phần của Assembly sẽ khác với ngôn ngữ C hay C++. Khi tìm hiểu Assembly là gì, chắc chắn không thể bỏ qua các thành phần của ngôn ngữ này, bao gồm: 

  • Bảng kê khai
  • Mã nguồn MSIL
  • Nhập siêu dữ liệu
  • Tài nguyên

>>> Có thể bạn quan tâm: OS là gì? Tìm hiểu về hệ điều hành (Operating System) từ A-Z

Cách thức hoạt động của Assembly

Assembly được biên dịch từ mã nguồn của các ngôn ngữ cấp cao hơn. Các lập trình viên sẽ sử dụng các biện pháp trực quan để thực hiện. Đặc biệt, việc lập trình đòi hỏi chính xác, để sau khi được biên dịch, ngôn ngữ cấp cao sẽ được chuyển thành ngôn ngữ máy có thể đọc hiểu. Vì thế, thay vì thực hiện các bước làm thủ công, các coder sẽ sử dụng ngôn ngữ Assembly để dịch tự động các ngôn ngữ cấp cao. Qua đó giúp việc lập trình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn. 

Hiện nay, ngôn ngữ Assembly đã được sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, Assembly vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc lập trình. Đồng thời, ngôn ngữ này cũng giữ một vai trò không thể thiếu trong các hoạt động tổng thể của máy tính. 

Lợi ích khi sử dụng ngôn ngữ Assembly

Như đã giải thích ở trên, Assembly đang nắm giữ nhiều vai trò trong hoạt động của máy tính. Một số lợi ích cụ thể của ngôn ngữ Assembly là gì?

  • Hiệu suất: Ngôn ngữ Assembly hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình cấp cao hoạt động nhanh hơn. Quy trình của ngôn ngữ lập trình cấp cao sẽ chạy nhanh hơn khi dịch thành Assembly. 
  • Hiển thị linh hoạt: Assembly hỗ trợ người dùng theo dõi toàn màn hình thông qua lệnh View. Các nhà lập trình có thể sử dụng cho tất cả các ngôn ngữ. Đây là một chức năng cực kỳ hữu ích để sử dụng trên các máy trạm. Bạn có thể dùng tính năng này để trỏ toàn màn hình hoặc trỏ vào chương trình theo chức năng phụ thuộc. 
  • Có chức năng đặc quyền: Ngôn ngữ Assembly cho phép người dùng có thể truy cập vào hệ thống, sử dụng tất cả các chức năng, theo dõi tất cả các tập lệnh. Qua đó giúp việc giám sát hiệu quả hơn và người dùng có thể thay đổi một số thay đổi khi cần thiết. 
  • Tương tác với các tập lệnh: Thông qua Assembly, người dùng có thể kiểm tra các trạng thái. Đồng thời, người dùng có thể chờ các hoạt động không đồng bộ cùng với các hoạt động tiêu chuẩn thông qua lệnh View. 

Ứng dụng của ngôn ngữ Assembly

Assembly là ngôn ngữ có rất nhiều ứng dụng. Dù không phải là ngôn ngữ cấp cao nhưng do việc gần gũi với hệ thống máy tính, không quá trừu tượng, Assembly đang có rất nhiều ứng dụng: 

  • Lập trình vi mạch điện tử: Assembly phù hợp trong việc lập trình liên quan đến vi mạch điện tử. Đây là ngôn ngữ gần gũi với máy tính nên máy tính có thể nhanh chóng đọc hiểu, giúp việc thiết lập các chi tiết nhỏ chính xác hơn. 
  • Lập trình biên dịch: Assembly giúp người dùng có thể biên dịch các ngôn ngữ cao hơn trở nên ít trừu tượng hơn.
  • Kỹ thuật đảo ngược: Hệ ngôn ngữ này cho phép người dùng thực hiện kỹ thuật đảo ngược để hiểu rõ hơn về hệ thống máy tính, giúp việc lập trình chính xác hơn. 
  • Tìm mã nguồn xấu trong hệ thống: Sử dụng Assembly sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được các mã nguồn xấu, từ đó tránh được tình trạng hacker, lập ra hệ thống tường lửa, chống virus. 

Ưu nhược điểm của ngôn ngữ Assembly

Khi tìm hiểu Assembly là gì, chúng ta đã biết, Assembly là ngôn ngữ được nhiều lập trình viên sử dụng. Đây là ngôn ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Assembly cũng còn một số nhược điểm. Vậy ưu nhược điểm của Assembly là gì? 

Super deal 032023

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa tốc độ thực hiện. Assembly cho chỉ sử dụng các phần mềm, tài nguyên cần sử dụng, hạn chế tối đa việc sử dụng các tài nguyên không cần thiết. 
  • Assembly giúp việc kiểm soát phần cứng tốt hơn, thể hiện được độ mạnh của bộ xử lý. 
  • Phù hợp với các bộ nhớ nhỏ do có thể tạo nên các chương trình dương lượng nhỏ, tốn ít dung lượng của bộ nhớ.
  • Do có dung lượng nhỏ nên việc hoạt động của hệ thống rất nhanh, có tốc độ thích hợp với các ứng dụng để điều khiển phần cứng.
  • Có thể truy cập vào bộ nhớ của phần cứng. 
  • Không bị ảnh hưởng bởi khả năng biên dịch của Developer. Do Assembly được biên dịch tự động nên có thể tối ưu mà không liên quan tới trình biên dịch.
  • Có thể nhanh chóng sửa chữa lỗi của chương trình.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, ngôn ngữ lập trình Assembly cũng có một số nhược điểm người dùng cần lưu ý: 

  • Nếu muốn sử dụng ngôn ngữ Assembly, các developer cần có kiến thức về bộ vi xử lý. 
  • Việc duy trì mã tương đối phức tạp, đòi hỏi người dùng phải mất nhiều công sức. 
  • Tùy vào từng vi xử lý mà ngôn ngữ Assembly sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Vì thế, các chương trình cho vi xử lý khác nhau có thể sẽ không thể sử dụng cho nhau. Mỗi vi xử lý, bạn sẽ cần viết một chương trình khác nhau, 
  • Assembly thường khó lập trình hơn và cũng tốn nhiều thời gian hơn so với các ngôn ngữ khác như C hay C++.
  • Thiết kế thuật toán của Assembly vẫn bị giới hạn. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

FPT Cloud

CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả

WampServer là gì? Cách cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP